Ai rồi cũng sẽ có lúc cảm thấy tự ti. Vấn đề là bạn đang bị tự ti chi phối hay bạn đang mượn sức mạnh của sự tự ti để hưởng lợi?
Khóa học về tâm lí tự ti của Giáo sư Kwok Kam-chu (công tác tại khoa Tâm lí, Đại học quốc gia Seoul) sẽ cung cấp cho bạn đọc kiến thức về 18 phức hợp tự ti phổ biến trong cuộc sống như là: lí do xuất hiện, cơ chế hoạt động và cả việc chúng ta cần làm gì để thoát khỏi sự chi phối của nó.
Không sức sống, không mong muốn, không hi vọng?
Chân tướng của “cảm giác mệt rũ” đang âm thầm hủy hoại cuộc sống của dân công sở chúng ta.
Giáo sư Han Chang-soo, một chuyên gia sức khỏe tâm thần, người đã gặp cố vấn tâm lí cho hàng ngàn khách hàng trong hơn 20 năm qua, nhận ra rằng mặc dù hoàn cảnh của họ khác nhau nhưng hầu hết họ đều có những triệu chứng giống nhau. Không có gì khác ngoài “cảm giác mệt rũ”. Mệt rũ là một triệu chứng rất phổ biến (trên thực tế, trong một cuộc khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện với hơn 70.000 nhân viên văn phòng trong “Hộp mù” của cộng đồng nhân viên văn phòng năm 2020 thì có tới 71% số người được hỏi cho biết họ bị mệt mỏi do căng thẳng về thể chất và tinh thần. Vì quá nhiều người thấy mệt nên chúng ta thường khó nhận ra mức độ nghiêm trọng của chuyện này. Tuy nhiên, nếu đó không phải là mệt mỏi tạm thời vì một sự kiện cụ thể nào đó, mà đơn giản là đã trở thành sự mệt rũ trong cuộc sống hàng ngày thì câu chuyện đã khác.
Cuốn sách này góp phần cảnh báo chúng ta hãy cảnh giác với cảm giác mệt mỏi thường trực của bản thân. Hãy đi tìm nguyên nhân và tham khảo thêm các chỉ dẫn từ giáo sư Han Chang-soo để sớm ngăn ngừa và giải quyết căn bệnh này.
Bầu không khí trong đội nhóm mà bạn đang quản lí là như thế nào? Bạn có luôn thấy cấp dưới không làm tốt việc được giao? Nhân viên cũ không chịu học hỏi, không cầu tiến? Mục đích của việc quản lí là để các cá nhân cùng hoàn thành nhiệm vụ chung của đội nhóm. Tác giả cuốn sách này đã ứng dụng kinh nghiệm quản lí hơn 10 năm của mình để chỉ ra 7 phương pháp quản lí đội nhóm nhỏ cho hiệu quả cao bao gồm các phương diện: Nhìn người và dùng người, giao việc, giao tiếp, họp hành, động viên….
Giảm bớt kì vọng. Tin vào loại cảm giác khiến bản thân khó chịu đó. Chấp nhận đi qua một ngày không có gì đặc biệt. “Tôi luôn đứng về phía bạn”, đó là một lời an ủi động viên đầy sức nặng.
“Tôi luôn đứng về phía bạn”. Bạn cảm thấy thế nào khi nghe câu nói này? Nếu hiện tại bạn đang ở trong hoàn cảnh khó khăn và đau đớn thì câu nói này có thể được coi là một bàn tay cứu rỗi đang chìa ra cho bạn. Trong một thế giới mà khó có thể hoàn toàn đồng cảm với nỗi đau của người khác, việc gặp được một người luôn ủng hộ mình mà không có bất kỳ phán xét, đánh giá hay đánh đổi nào thì tự thân nó đã là một điều gần như kỳ diệu. Hơn nữa, một phép lạ như vậy sẽ trở thành một phép lạ còn lớn hơn, cho phép những người tưởng như không thể đứng dậy có thể quỳ gối, bình tĩnh đứng dậy và bước đi những bước đi vững chắc.
Chuyên gia sức khỏe tâm thần, giáo sư Han Chang-soo đã sử dụng “sự trưởng thành sau chấn thương” để giải thích chuỗi quá trình này. Nó nhấn mạnh rằng người bị tổn thương tâm lí không chỉ có thể “chữa lành” tinh thần mà còn có thể “phục hồi” tâm hồn và thậm chí “trưởng thành”.
Là cha mẹ, khi con cái còn đang nương náu dưới đôi cánh của chúng ta, chúng ta phải làm gì để có thể đương đầu với những trắc trở mà con sẽ gặp trong tương lai? Là giáo viên, chúng ta phải làm gì để học sinh không những học tốt mà còn không phải người có tâm hồn mong manh yếu đuối? Là một người trong xã hội, chúng ta có thể làm gì để những người xung quanh trở nên kiên cường hơn?
Khả năng hồi phục tâm lí/ Sức bật tâm lí (Psychological Resilience) là một tố chất tinh thần mà mọi người nên có. Khả năng này sẽ được cải thiện thông qua luyện tập.
Cuốn sách này giải thích về khả năng phục hồi tâm lí và đưa ra các hướng tăng khả năng chịu đựng thất bại, nuôi dưỡng thái độ lạc quan, đối mặt với thất bại, khẳng định bản thân và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp v.v. dựa trên mô hình “Toughen up” (mạnh mẽ hóa).
9 chương sách cũng là 9 hướng dẫn người đọc cải thiện và nâng cao khả năng phục hồi tâm lí, mỗi chương bao gồm phần lí thuyết, phương pháp ứng dụng, phân tích trường hợp, bài tập thực hành và bài tập bổ trợ.